Lịch sử Hoa thức

Hoa thức được phát triển vào đầu thế kỷ 19.[2] Các tác giả đầu tiên sử dụng khái niệm này là Cassel[3] (1820) và Martius[4] (1828). Grisebach[5] (1854) đã sử dụng hoa thức trong sách giáo khoa của mình để mô tả đặc điểm của các họ thực vật, nêu rõ số lượng các cơ quan khác nhau của hoa, được phân tách bằng dấu phẩy và làm nổi bật sự hợp nhất của các thành phần. Sachs[6] (1873) đã sử dụng chúng cùng với hoa đồ, ông lưu ý lợi thế của hoa thức bao gồm "kiểu chữ thông thường". Mặc dù Eichler áp dụng rộng rãi hoa đồ trong tác phẩm Blüthendiagramme của mình,[7][8] ông lại sử dụng hạn chế hoa thức, chủ yếu cho các họ thực vật có hoa đơn giản. Organogenesis of Flowers (1973) của Sattler[9] sử dụng hoa thức và hoa đồ để mô tả sự phát sinh cơ quan của 50 loài thực vật. Những cuốn sách mới hơn chứa hoa thức bao gồm Plant Systematics của Judd và cộng sự[10] (2002) và Simpson[11] (2010). Prenner và cộng sự đã nghĩ ra cách viết hoa thức mở rộng để tăng khả năng mô tả của khái niệm này và lập luận rằng hoa thức nên được đưa vào các mô tả chính thức trong phân loại thực vật.[2] Ronse De Craene (2010)[1] sử dụng một phần cách các tác giả khác viết hoa thức trong cuốn sách Floral Diagrams của mình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hoa thức http://www.cactus-art.biz/note-book/Dictionary/Dic... //www.worldcat.org/issn/0040-0262 http://kvetnevzorce.sk https://books.google.com/books?id=24p-LgWPA50C https://books.google.com/books?id=24p-LgWPA50C&pg=... https://books.google.com/books?id=m51GS7iOTigC https://books.google.com/books?id=m51GS7iOTigC&pg=... https://books.google.com/books?id=m51GS7iOTigC&pg=... https://www.lexico.com/en/definition/asymmetry https://www.lexico.com/en/definition/dissymmetry